Bộ trưởng KH&CN đề xuất thành lập "Mô hình đổi mới sáng tạo mở" trong các nước thành viên P4G

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất thành lập 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' trong các nước thành viên P4G; phát triển một trợ lý ảo 24/7 có thể trả lời mọi vướng mắc và hướng dẫn người dân sống xanh và tiêu dùng xanh...

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận "Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh" - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận "Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh" - Ảnh: VGP

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025, sáng 17/4, tại Hà Nội, Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề "Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh" diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng.

Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 chuyển hướng từ mô hình tăng trưởng truyền thống sang tăng trưởng xanh và kinh tế số.

"Đây là những cam kết mạnh mẽ, tạo một áp lực lớn cho chính mình, để kích hoạt trí tuệ Việt Nam, để tìm kiếm đổi mới sáng tạo toàn cầu để giải bài toán phát triển xanh của Việt Nam và nhân loại", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Cặp song sinh" chuyển đổi xanh và số

Theo Bộ trưởng, phát triển xanh và bền vững là phát triển dựa trên KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng hướng vào phục vụ phát triển xanh và bền vững. Việt Nam đã đưa bộ 3 này về chung một bộ quản lý nhà nước. Coi KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Về ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ mới, Bộ trưởng cho biết, với Việt Nam, các công nghệ đột phá có thể tạo ra sự thay đổi căn bản, sự phát triển xanh của nhân loại là hydrogen, pin thế hệ mới, công nghệ carbon thấp, công nghệ tuần hoàn. Các công nghệ số thế hệ mới tạo động lực cho chuyển đổi xanh là AI, IoT, Big Data, Chip bán dẫn. Đó đều là các công nghệ được Chính phủ Việt Nam lựa chọn là các công nghệ chiến lược để ưu tiên phát triển.

"Chuyển đổi số của Việt Nam đang được chuyển thành chuyển đổi AI", Bộ trưởng nói và nhấn mạnh rằng trí tuệ nhân tạo phải giúp con người thông minh hơn, phát triển xanh, bền vững hơn.

Theo Bộ trưởng, "xanh và số là một cặp song sinh", muốn xanh phải số, muốn số phải xanh. Muốn chuyển đổi xanh thì phải có các tiêu chuẩn xanh, do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi hợp tác về xây dựng bộ tiêu chuẩn xanh toàn cầu.

Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, từ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, tri thức đến dữ liệu và vốn, lời giải có thể là dùng IoT để số hoá toàn bộ thế giới thực và AI để giám sát hiệu quả hoạt động của toàn bộ thế giới thực và từ đó, đánh giá và ra quyết định điều chỉnh thì con người sẽ sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn rất nhiều.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, phát triển xanh và bền vững phải trở thành lối sống của từng người dân. Việc tuyên truyền hiệu quả nhất là phát triển một trợ lý ảo 24/7 có thể trả lời mọi vướng mắc và hướng dẫn người dân sống xanh và tiêu dùng xanh.

Theo Bộ trưởng, cần có hành động toàn cầu trong việc sáng tạo các mô hình hợp tác mới để thúc đẩy chuyển đổi xanh. "Không thể có một quốc gia xanh mà toàn cầu không xanh. Không thể có một toàn cầu xanh mà có một quốc gia không xanh", Bộ trưởng phát biểu.

Bộ trưởng KH&CN đề xuất thành lập trang web để các quốc gia thuộc P4G, các tập đoàn, công ty có thể tiếp cận một cách thuận lợi và nhanh nhất thông tin về các công nghệ, kinh nghiệm trong chuyển đổi xanh. Thành lập "Mô hình đổi mới sáng tạo mở" trong các nước thành viên P4G để hình thành cầu nối giữa các nhà cung cấp giải pháp, công nghệ và các tập đoàn, tổ chức có nhu cầu chuyển đổi xanh.

Bộ trưởng KH&CN đề xuất thành lập 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' trong các nước thành viên P4G- Ảnh 2.

Phiên thảo luận "Công nghệ đột phá cho chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh" nằm trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G - Ảnh: VGP

Tại Phiên thảo luận, các đại biểu tập trung vào 3 nội dung trọng tâm, đó là: Tận dụng xu hướng số hóa và ứng dụng AI trong giảm phát thải và tối ưu tài nguyên; thúc đẩy hợp tác công – tư nhằm tối đa hóa tiềm năng đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi xanh; giải pháp khắc phục các rào cản kỹ thuật, hạ tầng và an ninh dữ liệu để thúc đẩy ứng dụng công nghệ.

Chia sẻ tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Kenya Soipan Tuya cho rằng, AI không chỉ là công cụ để thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững mà còn là công cụ giúp chúng ta đối phó với các vấn đề môi trường nghiêm trọng.

"Tại Kenya, chúng tôi đã thấy AI giúp tối ưu hóa năng lượng tái tạo và nâng cao sản lượng nông nghiệp thông qua các giải pháp nông nghiệp thông minh”.

Trong khi đó, ông Bader Al Matrooshi, Đại sứ UAE, cho biết UAE đang tập trung triển khai nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ thủy canh, thúc đẩy nông nghiệp xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Matrooshi nhấn mạnh AI sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xanh, tạo ra sự song hành giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các đại biểu cũng gợi mở nhiều hướng tiếp cận mới về phát triển xanh và đều đồng tình cho rằng chỉ có hợp tác toàn cầu thì mới giải quyết được bài toán phát triển xanh.

Có thể bạn quan tâm

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

Chiều 11/4/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi được giới thiệu, trao đổi.

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

TS Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số.

Tạo cơ chế để "kỳ lân" công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VGP/Thu Sa

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính, đột phá quan trọng hàng đầu

Ngày 1/4, đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển đất nước. Trách nhiệm đối với Bộ nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là Trưởng Ban Chỉ đạo. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).