Quy định chi tiết một số điều của nghị quyết về phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nghị định quy định: Trường hợp có nhu cầu tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập hoặc tham gia thành lập, viên chức, viên chức quản lý phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của người đứng đầu tổ chức, cơ sở quản lý viên chức.

Người đứng đầu tổ chức, cơ sở quản lý viên chức quyết định cử viên chức, viên chức quản lý tham gia điều hành, quản lý hoặc làm việc tại doanh nghiệp do tổ chức, cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập.

Về việc hoàn trả kinh phí trong trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ không đạt được kết quả cuối cùng như dự kiến, Nghị định nêu rõ: Trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quy trình và nội dung nghiên cứu đã được thuyết minh nhưng không đạt được kết quả cuối cùng như dự kiến, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước số kinh phí đã sử dụng đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu được nêu tại Thuyết minh nhiệm vụ, trừ các khoản kinh phí sau:

Kinh phí đã cấp cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại tài khoản tiền gửi ở Kho bạc Nhà nước của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ mà chưa sử dụng sau khi trừ đi số nợ phải trả của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Số nợ phải trả của tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ là số tiền tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ, công lao động đã thực hiện mà chưa được thanh toán.

Kinh phí tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện nội dung nghiên cứu hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thực hiện. Kinh phí này được xác định tương ứng với phần công việc, hàng hóa, dịch vụ chưa thực hiện.

Kinh phí đã sử dụng không đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu được nêu tại Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Về lập dự toán, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, Nghị định quy định: Căn cứ hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ về kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan Trung ương) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (địa phương) xây dựng dự toán kinh phí chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm gửi cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ) để rà soát, tổng hợp.

Trong đó, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự kiến triển khai trong năm kế hoạch thực hiện thông qua cơ chế quỹ được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 193/2025/QH15.

Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ dự kiến triển khai trong năm kế hoạch không thực hiện thông qua cơ chế quỹ và các nhiệm vụ chi khác sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được lập theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở đề xuất dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ) có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng phương án phân bổ ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ gửi cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính, Sở Tài chính).

Cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, Sở Tài chính) có trách nhiệm tổng hợp đề xuất của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ) để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

Chiều 11/4/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi được giới thiệu, trao đổi.

TS Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số.

Tạo cơ chế để "kỳ lân" công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VGP/Thu Sa

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính, đột phá quan trọng hàng đầu

Ngày 1/4, đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển đất nước. Trách nhiệm đối với Bộ nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là Trưởng Ban Chỉ đạo. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).