Sớm hoàn thiện dự án Luật KH,CN&ĐMST để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9

Sáng 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).

Các đồng chí lãnh đạo Quốc hội tại phiên họp
Các đồng chí lãnh đạo Quốc hội tại phiên họp

Trình bày tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST gồm 8 chương và 95 điều (tăng 14 điều so với Luật KH&CN năm 2013 do bổ sung nội dung đổi mới sáng tạo (ĐMST) và cấu trúc lại Luật nên về hình thức có nhiều thay đổi so với luật hiện hành. Dự thảo Luật có sửa đổi lớn đối với 26 điều, bổ sung 23 điều.

Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST đã bám sát các nội dung chính sách tại Nghị quyết 118/NQ-CP ngày 03/8/2024 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2024, cụ thể:

Chính sách 1: Đổi mới hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST.

Chính sách 2: Phát triển tiềm lực KH&CN.

Chính sách 3: Thu hút đầu tư, tạo thuận lợi sử dụng ngân sách cho KH,CN&ĐMST Chính sách 4: Thúc đẩy hoạt động KH,CN&ĐMST trong doanh nghiệp và phát triển thị trường KH&CN.

Chính sách 5: Tăng cường phổ biến tri thức KH&CN.

Đồng thời, để kịp thời thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 57-NQ/TW, Luật KH,CN&ĐMST đã bổ sung Chính sách 6 liên quan đến hành lang pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tờ trình dự án Luật

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tờ trình dự án Luật

Dự thảo Luật được thiết kế theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm, chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý và hoạt động KH,CN&ĐMST. Thay đổi tư duy quản lý theo hướng quản lý hiệu quả, không quản lý quá trình. Thu hút nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) cho KH&CN thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tài trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Kế thừa tối đa những nội dung của Luật KH&CN 2013 đã được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua và phù hợp với yêu cầu phát triển KHCN&ĐMST hiện nay.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết Thường trực Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật KH,CN&ĐMST với các lý do đã nêu trong Tờ trình số 163 của Chính phủ.

Về quan điểm xây dựng Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục bám sát và thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW; thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật; Thể chế hóa chủ trương của Đảng về vai trò của doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế tư nhân là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và ĐMST.

Đồng thời, cần thể hiện rõ ràng "chủ thuyết" phát triển KH,CN&ĐMST trong dự thảo Luật bởi đây được coi là đạo luật gốc trong lĩnh vực này; Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, nâng cao tính khả thi của Luật để đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ hơn các chính sách ưu đãi, vượt trội, đặc thù trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, ví dụ nghiên cứu, thể chế hóa nội dung về chấp nhận độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST.

Thêm vào đó, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chính sách khẳng định vai trò của doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân. Theo đó, cần tạo không gian mở, thuận lợi để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện quyền tự do nghiên cứu và phát triển KH,CN&ĐMST, quyền tự do kinh doanh trong ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh; từ đó, làm động lực để thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST mạnh mẽ hơn.

Theo Báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

Chiều 11/4/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi được giới thiệu, trao đổi.

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

TS Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số.

Tạo cơ chế để "kỳ lân" công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VGP/Thu Sa

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính, đột phá quan trọng hàng đầu

Ngày 1/4, đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển đất nước. Trách nhiệm đối với Bộ nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là Trưởng Ban Chỉ đạo. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).