Cần quy định cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro nghiên cứu khoa học

Ngày 15/3, Bộ Tư pháp họp thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo.

Phiên họp thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng.
Phiên họp thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng.

Theo Tờ trình của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) kế thừa các quy định của Luật KH&CN 2013 còn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với thực tiễn phát triển KH&CN của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời, mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng tới ứng dụng các kết quả nghiên cứu và phát triển, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội...

Luật quy định về hoạt động KH,CN&ĐMST; biện pháp bảo đảm phát triển KH,CN và thúc đẩy ĐMST; quản lý Nhà nước về KH,CN&ĐMST. Luật được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động KH,CN&ĐMST tại Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Góp ý tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính đề nghị Bộ KH&CN cần nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; tránh những quy định chung, hiểu không thống nhất trong tổ chức thực hiện sau này dẫn đến lợi dụng chính sách, gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước (NSNN). Đồng thời, đề nghị bổ sung thêm quy định về đánh giá hiệu quả, công cụ kiểm soát; rà soát tính đồng bộ với một số luật khác.

Đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát lại toàn bộ dự thảo, điều chỉnh lại từ ngữ cho thống nhất; điều chỉnh một số điều, khoản có nội dung liên quan đến đổi mới sáng tạo cho thống nhất…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định, làm rõ hơn cơ chế quản lý KH&CN, để cơ chế này khả thi, đi vào cuộc sống; làm rõ vai trò quản lý của Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ KH&CN; đề xuất, xây dựng quy định cụ thể về cơ chế đặc thù, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW về “chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu”, hướng tới bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Thứ trưởng nhấn mạnh, để giảm thiểu rủi ro, ngay từ khâu nhận nhiệm vụ đã phải đúng, chính xác, bên cạnh đó là việc lựa chọn con người, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cần xây dựng quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để thử nghiệm các dự án thí điểm về KH,CN&ĐMST, xây dựng cơ chế giám sát, tăng cường công tác hậu kiểm…; học tập mô hình hay, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam từ các nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung quy định, nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu; thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng vào Luật, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng với công tác này; đề nghị nêu rõ hơn trong Luật các nội dung mới về đổi mới sáng tạo, đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào Luật, tạo hành lang thúc đẩy nghiên cứu khoa học…, xây dựng cơ chế thực thi. Quá trình xây dựng Luật, đề nghị Bộ KH&CN tăng cường tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học…

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

Chiều 11/4/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi được giới thiệu, trao đổi.

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

TS Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số.

Tạo cơ chế để "kỳ lân" công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.