Startup AI của Việt Nam huy động thành công 1 triệu USD từ các "ông lớn"

Filum AI, nền tảng quản trị trải nghiệm khách hàng (CXM) ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Việt Nam vừa huy động thành công 1 triệu USD từ các quỹ đầu tư uy tín trong khu vực.

Startup AI của Việt Nam huy động thành công 1 triệu USD. Ảnh: Filum.ai
Startup AI của Việt Nam huy động thành công 1 triệu USD. Ảnh: Filum.ai

Ngày 18/3, Filum AI - một startup về AI của Việt Nam chia sẻ vừa huy động thành công 1 triệu USD từ các quỹ đầu tư uy tín trong khu vực gồm Nextrans, VinVentures, TheVentures và các nhà đầu tư chiến lược: Hùng Trần (Founder Got It, Founder tổ chức AIforVietnam.org, SteamForVietnam.org), Trần Anh Dũng (Founder MOG) cùng một số nhà đầu tư cá nhân khác.

Được thành lập vào năm 2020 bởi các chuyên gia từ Silicon Valley và Việt Nam, Filum AI đặt mục tiêu giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững thông qua giải pháp quản trị CX toàn diện ứng dụng công nghệ AI. Đứng đầu là CEO Trần Văn Viển – đồng sáng lập Base.vn, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Bất chấp tình trạng "mùa đông" gọi vốn, việc một startup về AI của Việt Nam thành công huy động vốn thể hiện rõ niềm tin và kỳ vọng lớn từ các nhà đầu tư. "Đây là một trong những startup hiếm hoi có năng lực công nghệ mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược và khả năng tạo ra giá trị thực tiễn cho doanh nghiệp," đại diện quỹ đầu tư công nghệ VinVentures chia sẻ. Đây cũng là một trong những khoản đầu tư đầu tiên của VinVentures sau khi ra mắt vào tháng 10/2024.

Khoản vốn mới sẽ giúp startup này mở rộng đội ngũ R&D, đẩy nhanh tiến độ phát triển sản phẩm, nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng và tiến vào thị trường Đông Nam Á.

Ông Trần Văn Viển - CEO Filum AI tin tưởng khoản vốn 1 triệu USD sẽ là động lực mạnh mẽ giúp công ty đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển các sản phẩm AI tiên tiến, đặc biệt là AI Agent, nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng và vận hành hiệu quả.

"Trong bối cảnh AI đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược, chúng tôi hy vọng rằng thương vụ này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa, không chỉ về mặt đầu tư tài chính mà cả về chiến lược và công nghệ, qua đó giúp Việt Nam dần trở thành trung tâm AI hàng đầu khu vực," ông Viển nhấn mạnh.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

Chiều 11/4/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi được giới thiệu, trao đổi.

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

TS Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số.

Tạo cơ chế để "kỳ lân" công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.