Tổng Bí thư Tô Lâm: "Khoa học là miền đất hoang vu" cần mạnh dạn khai phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh mục tiêu của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị không chỉ là tháo gỡ vướng mắc, mà là khuyến khích. Khoa học là miền đất hoang vu, ai mà đi trúng sẽ thắng lợi.

Tổng Bí thư đề nghị nghiên cứu các quy định về khuyến khích như thế nào để phát huy hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Tổng Bí thư đề nghị nghiên cứu các quy định về khuyến khích như thế nào để phát huy hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Ngày 15/2, tại phiên thảo luận Tổ 1 (Đoàn Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nội dung rất quan trọng và rất gấp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được ban hành cuối năm 2024 nhưng để Nghị quyết đi vào cuộc sống không thể chờ đợi sửa đổi các luật liên quan (dự kiến đến cuối năm 2025 mới hoàn thành) vì khi đó tinh thần của Nghị quyết số 57 đã nêu sẽ không còn ý nghĩa.

Yêu cầu này đòi hỏi phải có một văn bản giúp tháo gỡ các tồn tại để khẩn trương đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống. Quy trình sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ và các luật liên quan mất nhiều thời gian, có thể mất cả năm. Vì vậy, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách sẽ tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường này.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phạm vi của vấn đề này quá lớn, khi động đến vấn đề nào của hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển đổi số quốc gia cũng có khó khăn, do các quy định hiện hành. Đây là bài học cho thấy thể chế là điểm nghẽn. Nếu không gỡ được thể chế, thì đường lối, quan điểm của Đảng sẽ không đi vào cuộc sống. Nghị quyết thí điểm của Quốc hội đưa ra cũng vì mục tiêu khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc trong hệ thống pháp luật.

tl.jpg
Ngày 15/2, tại phiên thảo luận Tổ 1 (Đoàn Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Ảnh: QH/Vietnam+

Ý kiến của các đại biểu cũng cho thấy đây là những vấn đề cấp bách cần tháo gỡ. Nghị quyết không thể quy định hết các vấn đề cụ thể đang vướng mắc, do đó phạm vi của dự thảo Nghị quyết chỉ đưa ba nhóm vấn đề định hướng cần tập trung giải quyết. Điều này cũng thể hiện tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng.”

“Hàng lối đã rất ngăn nắp rồi, nhưng vẫn phải chạy,” Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Thêm vào đó, Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích về giá trị và sự cần thiết phát triển khoa học, công nghệ. Theo ông, thời gian qua, lĩnh vự này không phát triển được là do vướng mắc trong hệ thống pháp luật, trong đó có các luật như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ… Do vậy, Tổng Bí thư nhấn mạnh lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến và “đi tắt đón đầu,” nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành “bãi rác” công nghệ.

“Tôi rất xúc động khi nghe Thủ tướng báo cáo về việc miễn thuế, giảm thuế, lại thu được nhiều thuế hơn vì miễn giảm thuế sẽ khuyến khích được phát triển. Việc giảm lãi suất cho vay của ngân hàng giúp cho nhiều người được vay, ngân hàng thu được nhiều lãi hơn,” Tổng Bí thư chia sẻ.

Từ thực tiễn này, Tổng Bí thư đề nghị nghiên cứu các quy định về khuyến khích như thế nào để phát huy hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh mục tiêu của Nghị quyết không chỉ là tháo gỡ vướng mắc, mà là khuyến khích.

“Khoa học là miền đất hoang vu, ai mà đi trúng sẽ thắng lợi. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã nhận thấy điều đó và đã có những chủ trương chỉ đạo cụ thể,” Tổng Bí thư nói.

Trên cơ sở đó, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội tập trung vào những vấn đề cơ bản, không quy định quá phức tạp, còn hệ thống pháp luật sẽ cần tiếp tục sửa đổi, đồng bộ, trước mắt là Luật Khoa học và công nghệ và các luật liên quan.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

8 sản phẩm dữ liệu tiên phong triển khai thực hiện Nghị quyết 57

Chiều 11/4/2025, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Bộ Công an) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã có buổi làm việc về tự chủ công nghệ lõi phục vụ Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại buổi làm việc, 8 sản phẩm dữ liệu cốt lõi được giới thiệu, trao đổi.

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

TS Trần Văn – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số.

Tạo cơ chế để "kỳ lân" công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VGP/Thu Sa

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính, đột phá quan trọng hàng đầu

Ngày 1/4, đến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định khoa học công nghệ là động lực chính để phát triển đất nước. Trách nhiệm đối với Bộ nói riêng và ngành KHCN nói chung rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm cao nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.